Tỉnh Trà Vinh đã tổ chức xong Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, thành phố lần thứ IV năm 2024

    Trà Vinh là tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên 2.358 km2, có bờ biển dài 65 km; dân số 1.103.355 người, với 29 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm trên 67%, dân tộc Khmer chiếm 32%, dân tộc Hoa và các dân tộc thiểu số khác gần 1%. Tỉnh có 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện, với 106 xã, phường, thị trấn.

    Trải qua quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc các dân tộc Kinh - Khmer - Hoa - Chăm Trà Vinh luôn kề vai sát cánh, gắn bó bên nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai địch họa,... Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng tạo nên sự đa dạng, phong phú của nn văn hóa Việt Nam trong sự thống nhất.

    Đồng bào Khmer đại đa số theo Phật giáo Nam tông Khmer, toàn tỉnh có 143 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, với trên 3.000 chư Tăng. Phật giáo Nam tông Khmer có Hội đoàn kết sư sãi yêu nước từ tỉnh đến huyện, đối với cấp xã, phường, thị trấn có chi hội hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và Điều lệ Hội. Các cấp Hội đã tích cực tham gia công tác xã hội, từ thiện, giáo dục và vận động các vị sư sãi, Ban quản trị và tín đồ phật tử chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương.

    Đồng bào Hoa trên địa bàn tỉnh có 05 nhóm ngôn ngữ (Triều Châu, Quảng Triệu, Phúc Kiến, Sùng Chính, Hải Nam) đa số sống ở thành thị, có đức tính cần cù, chịu khó, cần kiệm dễ hòa nhập, có tính cộng đồng cao, tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau vượt khó để xây dựng cuộc sống ổn định và phát triển. Ngành nghề chủ yếu là hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, gia công chế biến hàng tiêu dùng và một số ít sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có 42 cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo của người Hoa (trong đó, 02 cơ sở tín ngưỡng: Phước Minh Cung, Minh Đức Cung được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia; Cổ Tông Miếu được công nhận văn hóa phi vật thể cấp tỉnh), được xây dựng lâu đời, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của người Hoa luôn được bảo tồn và phát huy.

    Đồng bào Chăm và một số dân tộc khác cùng sinh sống gắn bó đoàn kết với các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, tích cực phát triển sản xuất, kinh doanh và tham gia các phong trào cách mạng ở địa phương. Bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào Chăm và các dân tộc khác luôn được bảo tồn và phát huy. Đồng bào Chăm chủ yếu theo Hồi giáo, tại trung tâm thành phố Trà Vinh, có 01 Thánh đường Hồi giáo là nơi tổ chức sinh hoạt các hoạt động lễ hội truyền thống và là nơi giáo dục, vận động tín đồ chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

    Thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Công văn số 1302/UBDT-DTTS ngày 27 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1780/QĐ-UBND ngày 21/11/2023 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Trà Vinh lần thứ IV năm 2024; Kế hoạch số 08/KH-BCĐ ngày 15/02 /2024 của Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh về việc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Trà Vinh lần thứ IV năm 2024. Trên cơ sở đó, Ban Dân tộc tỉnh (Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội) tham mưu Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội tỉnh ban hành văn bản phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo, thành lập Ban Tổ chức Đại hội và các Tiểu ban phục vụ Đại hội như: Tiểu ban Bảo vệ an ninh trật tự, Tiểu ban Nội dung - Văn kiện - Tổ chức - Nhân sự, Tiểu ban Thi đua - Khen thưởng, Tiểu ban Tuyên truyền - Hậu cần - Khánh tiết -Văn nghệ. Qua đó các Tiểu ban đã xây dựng văn bản Hướng dẫn tổ chức Đại hội cho Ban Chỉ đạo Đại hội các huyện, thành phố để triển khai thực hiện.

    Trên cơ sở Hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu tỉnh, các huyện, thành phố tích cực triển khai thực hiện đúng theo tinh thần Công văn số 1302/UBDT-DTTS ngày 27 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024; Kế hoạch số 08/KH-BCĐ ngày 15/02/2024 của Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh về việc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Trà Vinh lần thứ IV năm 2024. Ngày 24/5/2024, huyện Tiểu Cần tổ chức Đại hội đại biểu huyện điểm của tỉnh, đến ngày 26/6/2024 có 08/08 huyện, thành phố tổ chức Đại hội thành công tốt đẹp, với chủ đề của Đại hội “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội kêu gọi toàn thể các dân tộc thiểu số phát huy tinh thần đoàn kết, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, ra sức thi đua phát triển kinh tế-xã hội, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững an ninh chính trị, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh góp phần cùng Đảng bộ tỉnh Trà Vinh hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Đại hội cấp huyện, thành phố được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 40 tập thể, 80 cá nhân; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tặng Giấy khen cho 104 cá nhân; Chủ tịch UBND huyện, thành phố tặng Giấy khen cho 64 tập thể, 240 cá nhân. Đồng thời, Đại hội cấp huyện, thành phố đã chọn cử 148 đại biểu tiêu biểu xuất sắc trong sự nghiệp công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Trà Vinh lần thứ IV năm 2024, dự kiến tổ chức vào tháng 11/2024.

anh tin bai

    Ảnh: Quang cảnh Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Tiểu Cần (huyện điểm)

    Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh năm 2024 là sự kiện chính trị quan trọng nhằm tiếp tục tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của Cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc. Tiếp tục khẳng định và ghi nhận những công lao to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng; xây dựng, củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc thiểu số vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà Nước. Kịp thời Tôn vinh và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng, hội nhập phát triển và bảo vệ đất nước giai đoạn 2019 – 2024.

anh tin bai

Ảnh: Đồng chí Kiên Ninh, Trưởng Ban Dân tộc trao Giấy khen cho các đại biểu có thành tích tiêu biểu trong sự nghiệp công tác dân tộc tại Đại hội huyện Tiểu Cần (huyện điểm)

    Thông qua Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số nhằm tăng cường khối đại đoàn kết, xây dựng và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, lòng tự hào về dân tộc Việt Nam nói chung, cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Trà Vinh nói riêng; củng cố và nâng cao sự tin tưởng của đồng bào về tương lai phát triển, đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Với niềm tin đó, Đại hội thật sự là diễn đàn giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tạo sự đồng thuận và nim tin vững chắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; đồng thời, đây một sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, một biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết các dân tộc, thống nhất ý chí và hành động vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bài viết: Kim Đạt, Phòng TTPL

Tin khác
1 2 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 9
  • Trong tuần: 396
  • Tất cả: 1186155
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN DÂN TỘC TỈNH TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh
- Địa chỉ: Số 10, đường 19 tháng 5, K2, P1, TPTV, tỉnh Trà Vinh
- Email:bdt@travinh.gov.vn - Điện thoại: 0294.3852478. Fax: 0294.3851924
- Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT