Ban Dân tộc Trà Vinh phát huy vai trò người có uy tín thông qua thực hiện mô hình “Dân vận khéo”về: “Xây dựng lực lượng người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số làm nòng cốt ở cơ sở thật sự là điểm tựa của cộng đồng dân cư”

    Trà Vinh là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 2.390 km2, có 65 km bờ biển; toàn tỉnh có 07 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố, với 106 xã, phường, thị trấn; dân số toàn tỉnh trên 01 triệu người, với 03 dân tộc chính: Kinh, Khmer, Hoa, trong đó, dân tộc Khmer chiếm 31,53% dân số. Đồng bào dân tộc Khmer đại đa số theo Phật giáo Nam tông Khmer, toàn tỉnh có 143 chùa Khmer, với 3.303 vị sư (Hòa thượng 22, Thượng tọa 57, Tỳ kheo 1.592, Sadi 1.632). 

      Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương, sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự chủ động, tích cực tham mưu và tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp, sự nỗ lực phấn đấu của Nhân dân trong việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ đầu tư vùng đồng bào dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh từng bước ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng được cải thiện đáng kể, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

    Tuy nhiên, ở một số nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm hàng năm nhưng vẫn còn cao so tỷ lệ chung của tỉnh, chất lượng nguồn nhân lực, tay nghề lao động còn thấp, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội có lúc, có nơi còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định.

    Với chức năng, nhiệm vụ tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, Ban Dân tộc xác định công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước là nhiệm vụ chính trị quan trọng, một trong những nhiệm vụ đó là xây dựng lực lượng người có uy tín mẫu mực, tin cậy, là cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và là chỗ dựa tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Quán triệt thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ “Về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số”. Giai đoạn 2018 - 2022, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt 433 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, thành phần người có uy tín chủ yếu ở bốn dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa và Chăm (Trưởng Ban nhân dân ấp 09 vị; cán bộ hưu trí 81 vị; chức sắc tôn giáo 65 vị; nhân sĩ trí thức 03 vị; doanh nhân sản xuất giỏi 48 vị; thành phần khác 227 vị, trong số này, có 138 vị là đảng viên). Những người có uy tín được nhân dân tín nhiệm, bầu chọn là những người tiêu biểu, có sức lan tỏa trong cộng đồng được cộng đồng tin yêu, mến phục. Do đó, để phát huy vai trò, trách nhiệm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Năm 2021, Ban Dân tộc xây dựng và thực hiện mô hình phong trào thi đua “Dân vận khéo” về: Xây dựng lực lượng người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số làm nòng cốt ở cơ sở thật sự là điểm tựa của cộng đồng dân cư”.

    Trên cơ sở đó, Ban Dân tộc chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc Ban và phòng Dân tộc các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt chính sách đối với người có uy tín, đã kịp thời thăm hỏi, tặng quà được 861 lượt người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây, Tết Đoan Ngọ, Haji, Lễ Sêne Đôlta, số tiền 430,50 triệu đồng; Thăm hỏi, động viên 38 người có uy tín ốm đau, số tiền 38 triệu đồng; viếng 05 người thân người có uy tín qua đời, số tiền 05 triệu đồng; viếng 02 đám tang người có uy tín qua đời, số tiền 02 triệu đồng.

    Về thực hiện chính sách cung cấp thông tin, Ban Dân tộc phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức cấp được 137.176 ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số theo Quyết định 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Báo chữ Khmer của tỉnh giúp cho người có uy tín được tiếp cận các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, học hỏi những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh để cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc áp dung, làm theo; Phòng Dân tộc các huyện, thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt việc cung cấp thông tin, tập huấn kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ người có uy tín nhằm nâng cao năng lực hoạt động của người có uy tín trong công tác vận động quần chúng Nhân dân. Định kỳ, hàng quý Ban Dân tộc có văn bản định hướng nội dung tuyên truyền cho phòng Dân tộc các huyện, thành phố phối hợp với người có uy tín nhằm kịp thời trang bị kiến thức cơ bản về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để tham gia tuyên truyền, vận động trong vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

    Qua triển khai thực hiện tốt chính sách theo Quyết định số 12/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đội ngũ người có uy tín thể hiện tinh thần trách nhiệm với Đảng, Nhà nước và cộng đồng, gắn bó với cuộc sống hằng ngày của Nhân dân, người có uy tín đã đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, vận động bà, con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bài trừ hủ tục lạc hậu, giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp, tham gia giải quyết tốt mọi vướng mắc, phát sinh trong cộng đồng. Cụ thể  Người có uy tín huyện Trà Cú tham gia tuyên truyền chính sách, pháp luật và tuyên truyền phòng chống dịch Covid – 19 được 640 cuộc, có 19.723 lượt người dân dự, vận động 17 hộ tạm ngưng tổ chức lễ cưới, hỏi.., vận động hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, hỗ trợ các khu cách ly, các chốt phòng chống dịch 26.360 kg gạo, 1.510 kg rau củ, quả; 7.784 phần quà (tiền mặt và nhu yếu phẩm) trị giá 1.836,5 triệu đồng. Đồng thời, phối hợp chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động vận động các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh tạm dừng các hoạt động tôn giáo có tính chất tập trung đông người, các lớp Phật học, ngữ văn Khmer. Chủ động phối hợp với chính quyền để tuyên truyền vận động Nhân dân đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, không nghe theo những luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu; cùng với các lực lượng công an, quân đội xây dựng thế trận lòng dân, thế trận an ninh Nhân dân, giữ vững bình yên nơi ấp, khóm.

    Bên cạnh đó, nhằm phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng, Ban Dân tộc chỉ đạo Phòng Dân tộc các huyện, thành phố tham mưu UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn vận động người có uy tín có am hiểu kiến thức pháp luật cơ cấu vào tổ hòa giải của ấp, khóm, kết quả có 304/433 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào tổ hòa giải. Với tinh thần trách nhiệm cao, người có uy tín trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia cùng với Ban nhân dân ấp, khóm hòa giải các vụ việc phát sinh trong cộng đồng được 225 vụ, (trong đó 185 vụ hòa giải thành, không thành 40 vụ); tham gia quản lý, cảm hóa, giáo dục 32 đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trong cộng đồng, qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ được tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, phát triển.

Ảnh: Ông Hà Thanh Sơn, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh thăm tặng quà người có uy tín nhân dịp lễ Sêne Đôlta năm 2021

    Qua thực hiện mô hình, ý thức chấp hành pháp luật trong đồng bào các dân tộc thiểu số có bước chuyển biến tốt, tinh thần cộng đồng giữa các dân tộc ngày càng thắt chặt với phương châm “Các dân tộc đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển” góp phần quan trọng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh, củng cố niềm tin của đồng bào dân tộc đối với Đảng, Nhà nước. Người có uy tín một số nơi đã có nhiều cách làm sáng tạo, xây dựng được nhiều mô hình tốt, nhất là các mô hình giúp nhau phát triển kinh tế, mô hình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; mô hình cảm hóa đối tượng. Từ đó đã khơi dậy được ý chí tự lực, tự cường, vươn lên làm giàu chính đáng; chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

    Với những đóng góp đó, chúng ta có thể khẳng định rằng những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là những cá nhân ưu tú, tiêu biểu về nhân cách, sự hiểu biết sâu sắc, trí thức địa phương về tập tục được cộng đồng mến mộ, kính trọng suy tôn,  trong mọi thời điểm người có uy tín luôn là chỗ dựa của bà con, đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý cộng đồng, là hạt nhân đoàn kết, tập hợp sức mạnh đồng bào để phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cảnh giác trước âm mưu, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch, xây dựng thế trận vững chắc, bảo vệ an ninh tổ quốc. Người có uy tín luôn nỗ lực, cống hiến công sức, trí tuệ trên mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội vì sự bình yên và phát triển của cộng đồng. Hiện nay, mặc dù đời sống của người có tín có mặt vẫn còn khó khăn nhất định nhưng còn phải gánh thêm trọng trách, đi đầu trong đồng bào dân tộc và các cơ quan chức năng trong công tác vận động quần chúng. Qua thực tiễn hoạt động, lao động sản xuất đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, những việc làm của người có uy tín đã ảnh hưởng và lan tỏa rộng rãi, mạnh mẽ trong cộng đồng, tác dụng rất thiết thực, động viên các phong trào thi đua yêu nước.

    Với tác động của mô hình “Dân vận khéo” về: Xây dựng lực lượng người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số làm nòng cốt ở cơ sở thật sự là điểm tựa của cộng đồng dân cư”, đội ngũ người có uy tín luôn thể hiện tốt vai trò nòng cốt trong đời sống, lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; luôn là chiếc cầu nối giữa cấp ủy Đảng, Chính quyền với Nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng của địa phương, tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện tốt cuộc trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tại khu dân cư”; các phong trào thi đua yêu nước góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân, truyền tải những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên các mặt của đời sống xã hội, đẩy mạnh phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc./. 

Bài, ảnh: Kim Đạt-Phòng TTPL

 

Tin khác
1 2 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 21
  • Trong tuần: 355
  • Tất cả: 1182521
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN DÂN TỘC TỈNH TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh
- Địa chỉ: Số 10, đường 19 tháng 5, K2, P1, TPTV, tỉnh Trà Vinh
- Email:bdt@travinh.gov.vn - Điện thoại: 0294.3852478. Fax: 0294.3851924
- Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT